29/12/2022
Cụm thi đua số-Triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023
Lượt xem: 158
Chiều ngày 27/ 12/ 2022, tại tỉnh Trà Vinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Thị Bạch Vân, chủ trì (Trưởng cụm 8), Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, bằng hình thức trực tuyến, đối với các Sở GD&ĐT khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thanh Luận chủ trì.
Cụm thi đua số 8, gồm: 12 Sở Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Nam bộ, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Báo cáo của Cụm 8
Hội nghị đã thông qua tóm
tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 tháng đầu năm học và Kế hoạch hoạt động thi
đua của Cụm 8, năm học 2022-2023. Gợi ý thảo luận, Điều hành thảo luận, Ký kết
giao ước thi đua (trực tuyến).
Được biết, Hội nghị triển
khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (chương trình GDPT 2018),
thực hiện sách giáo khoa mới (SGK) lớp 1, lớp 2, lớp 3; lớp 6, lớp 7 và lớp 10;
chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 4, lớp 8 và
lớp 11, trong năm học tới; Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân các tỉnh đã kịp thời ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 -
2023, phù hợp với thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho Sở GD&ĐT các tỉnh xây
dựng và triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp năm học sát với thực tiễn của
từng địa phương và tổ chức nhiều hoạt động lớn trong ngành đạt hiệu quả.
Về quy
mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục Cụm thi đua 8 từng bước
đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức
năng tiếp tục được nâng cấp, xây dựng thêm; trường, lớp, sân chơi, bãi tập ngày
càng khang trang, sạch đẹp. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được các
tỉnh quan tâm, đạt trên 55%,trong đó, các tỉnh đạt chuẩn quốc gia khá cao, như:
Hậu Giang, gần 83%, Sóc Trăng, hơn 78%, Bạc Liêu, hơn 75%, Cà Mau, gần
69%.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thanh Luận chủ trì tại điểm cầu Cà Mau
Tuy vậy, ngành Giáo dục và
Đào tạo các tỉnh trong vùng gặp không ít khó khăn, nhất là việc triển khai thực
hiện mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập, chưa
tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các tỉnh, năm học 2022 – 2023 theo
quy định Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; việc mua sắm thiết bị dạy học tối
thiểu phục vụ chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc, do nhiều nguyên nhân: nguồn cung ít do các công ty không sản xuất
sẵn để bán; không có mẫu để duyệt giá, nên các địa phương khó khăn trong tổ
chức đấu thầu mua sắm.
Giáo dục Cụm 8 đã đạt được
kết quả khả quan 3 tháng đầu năm học, nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn.
Theo đó, lãnh đạo các Sở
GD&ĐT nêu rõ những khó khăn khi thực hiện chương trình GD mới, nhất là
triển khai Tài liệu GD địa phương, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học, nhiều vị trí việc làm không có nguồn tuyển, giáo viên ra trường không theo
nghề, đi làm nghề khác có thu nhập cao hơn.
Phát biểu thảo luận của Sở GD&ĐT Vĩnh Long
Tại buổi thảo luận, mỗi tỉnh
chia sẻ thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được. Tiêu biểu, như: Tiền Giang,
việc chọn sách giáo khoa, 100% học sinh được học 2 buổi/ 1 ngày. Tỉnh này, có
Nghị quyết thu hút giáo viên các môn đặc thù, để bổ sung vào các vị trí còn
thiếu tại các nhà trường.
Việc đào tạo học sinh giỏi,
nâng cáo chất lượng trường chuyên, chất lượng đại trà cũng được đặt ra.
Qua thảo luận, Hội nghị làm rõ những khó khăn và thuận lợi. Theo
đó, các tỉnh sẽ kết nối chặt chẽ hơn, để chia sẻ, nhằm đưa GD các tỉnh Khu
vực đồng bằng sông Cửu Long( Cụm 8) phát triển tốt hơn trong thời gian tới./.
Thông Sắc